Bệnh thoái hóa khớp ngày càng gặp nhiều ở người trẻ

Ghi nhận của các bác sĩ cơ – xương – khớp tại một số bệnh viện ở TP HCM cho thấy: số bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh về khớp ngày càng tăng.

Thoái hóa khớp do nhiều yếu tố gây nên: sự hóa già của cơ thể, cơ địa, nghề nghiệp, nội tiết… Gần đây người ta quan sát thấy bệnh thoái hóa khớp gặp ở người trẻ ngày càng tăng.

muathuoctot.com_14047258285890302
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Thư, khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, trong quá trình khám và chữa bệnh, bà nhận thấy tỷ lệ người trẻ tuổi phải đi khám vì thoái hóa khớp ngày càng nhiều. Thạc sĩ, Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM, cũng thống kê tại phòng khám của ông, tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp đã tăng khoảng 20% so với trước đây, chủ yếu là giới văn phòng và người phải hoạt động thể lực quá mức.

Thoái hóa khớp là bệnh lý do quá trình tái tạo sụn không “đuổi kịp” việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế. Thông thường bệnh thường xuất hiện ở người trung niên (45-50 tuổi) và phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bị thoái hóa khớp khi mới chỉ 35 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn.

Lý giải tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị thoái hóa khớp, Phó giáo sư Lê Anh Thư cho rằng: “Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây trẻ hóa thoái hóa khớp. Trong cuộc sống hiện đại, làm việc gì cũng có máy móc và phương tiện hỗ trợ nên giới trẻ ngày càng ít vận động. Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp.”

DSC09046
Bác sĩ Nam Anh thì cho biết nhiều người cứ tưởng dân văn phòng suốt ngày ngồi máy lạnh, khớp gối không chịu trọng lực nhiều thì sẽ không thoái hóa. Ông nói: “Thật ra khi gối ít vận động thì sụn sẽ không đàn hồi, dịch khớp không lưu thông ra vào được. Sụn sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng và dễ bị tổn thương hơn”.

Tình trạng thoái hóa khớp càng dễ xảy ra hơn khi người trẻ không chú tâm đến chế độ dinh dưỡng. Nhiều người chuộng cơ thể ốm nên ăn uống kiêng cữ nhiều, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và khớp. Ngược lại, nhiều người béo phì do chuộng thức ăn nhanh dẫn đến khớp dễ thoái hóa do phải “gánh” quá nhiều trọng lượng.

Dấu hiệu của thoái hóa khớp thường gặp là đau khớp giày dép cơ xương khớp lặp đi lặp lại, cử động khớp có tiếng lạo xạo. Khi thấy đau tức là từ thoái hóa gây viêm khớp. Nếu gặp những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị sớm, và không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau.

(Người trẻ tuổi hiện nay cũng rất dễ mắc bệnh về xương khớp)

DSC09055
“Khác với người già, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi”, bác sĩ Nam Anh cho biết. Bác sĩ cũng khẳng định, đỉnh phát triển xương khớp của con người thường là tuổi 25 nên khi qua độ tuổi 25-30, mọi người nên quan tâm, phòng ngừa căn bệnh này.

Ngoài ra việc đi một đôi giày/ dép tốt như Comfortor có thể giúp những người trẻ giảm bớt áp lực bàn chân khi vận động. Với thiết kế đặc biệt của đế giày cơ sinh học giúp nâng vòm bàn chân, giảm áp lực, chỉnh hình, thiết kế như một miếng đệm với chức năng duy trì độ chắc chắn của cả bàn chân sẽ giúp cả hệ xương khớp được hoạt động nhẹ nhàng hơn và được hỗ trợ nhiều hơn.

Thoái hóa khớp thường có tổn thương tất giữ nhiệt ở sụn khớp và đĩa đệm, hay gặp nhất là khớp gối và cột sống. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, nhưng các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Một số thuốc chống viêm không steroid như indometacin về lâu dài lại có tác dụng có hại lên sụn khớp, làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp (THK). Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp giả, rất tốn kém. Để khắc phục những nhược điểm này, hiện nay, biện pháp sử dụng chất nhờn (như acid hyaluronic hay dẫn xuất của nó) đã được ứng dụng tiêm vào ổ khớp nhưng phải bảo đảm vô trùng . Acid hyaluronic uống vào dạ dày sẽ bị phá hủy.

(Sưu tầm )

Leave a comment